Nhật Bản đã từng nổi tiếng về ăn cắp công nghệ. Sau thế chiến thứ 2, các nhân viên Nhật Bản được giao nhiệm vụ vừa sao chép, vừa mua chuộc, tuồn bí mật công nghệ từ các tập đoàn của Mỹ và châu Âu. Truyền thông phương Tây hồi đó mô tả Nhật Bản y như họ mô tả Trung Quốc bây giờ: gian xảo, trộm cắp, copycat, hàng lởm giá rẻ vv…
Chiến tranh Triều Tiên mang lại cho các tập đoàn Nhật vô số hợp đồng béo bở, từ đóng tàu chiến lẫn cung cấp hậu cần cho lính Mỹ. Thậm chí do nhu cầu số lượng lớn tàu chiến trong thời gian ngắn, Mỹ đã chuyển giao công nghệ đóng tàu FREE cho Nhật Bản. Nhờ chiến tranh Hàn Quốc, Nhật Bản đã vừa giàu lên vừa khôn lên.
Những năm 80 ngành bán dẫn của Nhật càn quét thế giới. Nhật đã thành công trong việc đầu tư vào các ngành của tương lai như computer, robot, bán dẫn và ko những rút ngắn khoảng cách mà còn nhảy cóc được vượt mặt Âu Mỹ ở một số ngành. Đứng cạnh 1 Nhật Bản như thế, ai dám nghĩ hàng hoá Hàn Quốc sẽ chèn ép các công ty Nhật sau thập niên 2000? Lại một lần nữa, nếu ko có cơ may Hàn Quốc sẽ ko có cuộc lật kèo trong ngành bán dẫn.
Người Hàn cũng dò dẫm đi lại các bước của Nhật Bản, tìm cách ăn cắp công nghệ. Người Hàn sử dụng chiêu thuê lại cựu nhân viên của các tập đoàn Nhật Bản và đã có ít nhiều tác dụng. Các nhân viên đó có thể ko còn đóng góp gì nhiều cho công ty Nhật, nhưng so với 1 công ty Hàn Quốc lạc hậu hơn 2,3 level về công nghệ thì họ lại rất có ích. Hơn nữa được làm việc trở lại sau khi đã về hưu, ở 1 nơi mới được trọng vọng khiến họ có động lực sống tốt hơn, kéo dài cuộc đời, và cũng muốn cống hiến.
Ngoài ra, tranh thủ chất xám của người gốc Hàn cũng là một ưu tiên, một người Mỹ gốc Hàn bị bắt và kết tội phản bội tổ quốc (Mỹ) vì tuồn bí mật công nghệ cho Hàn Quốc. Ông phát biểu: tôi sẵn sàng phản bội lại đạo lý vì Hàn Quốc. Cũng như Nhật Bản, việc ăn cắp công nghệ, các hoạt động tình báo công nghệ của Hàn Quốc cũng rất có hệ thống.
Lịch sử cũng trao thêm cho Hàn Quốc một cơ may thứ hai. Bởi hàng hoá giá rẻ của Nhật giết chết nhiều ngành sản xuất của Mỹ và Nhật đang cạnh tranh vị trí nền kinh tế số 1 của Mỹ, vậy là Mỹ bắt Nhật ký Thoả Ước Plaza (có thể hiểu sao Trung Quốc vừa rồi dù biết thiệt hại của tăng thuế cũng từ chối ký thoả ước với Mỹ, bởi cái thoả ước đó là cách người Mỹ sẽ nắm chắc phần thắng).
Nhật Bản ko bị tụt lại về trình độ công nghệ sau Thoả Ước Plaza, nghĩa là nếu muốn họ vẫn chế tạo mọi thứ, họ chỉ bị mất lợi thế cạnh tranh. Hàng ông cứ tốt nhưng ko ai mua vì đắt. Hàn Quốc và Đài Loan phất lên chính một phần nhờ sự đi xuống của Nhật Bản.
Trong suốt thời kỳ Nhật Bản, Hàn Quốc và hàng loạt các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng tăng trưởng vượt bậc, vươn mình thành Rồng, thành Hổ thì Việt Nam mải miết dồn toàn lực cho chiến tranh vệ quốc. Chiến tranh đeo đẳng Việt Nam không chỉ đến 1975 mà kéo dài đến tận 1989. Hoà bình chỉ thực sự đến với Việt Nam từ 1990. Tiếp theo đó, chúng ta còn phải vật lộn đấu tranh trong hoạt động ngoại giao thêm hàng thập kỷ để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ vận động để Mỹ xoá bỏ cấm vận (1994), đến thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và gia nhập ASEAN (1995) đến đàm phán gia nhập APEC (1998) và đặc biệt là gia nhập WTO (2007). Cho đến nay, Việt Nam chưa hề được hưởng lợi từ các cuộc chiến tranh hay mâu thuẫn thương mại để có cơ hội làm giàu. Trái lại, chiến tranh Việt Nam lại là cơ hội cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippines và cả Trung Quốc làm giàu, còn chúng ta phải chịu phần thua thiệt. Đúng hơn là sự tàn phá khủng khiếp cả về con người, môi trường, xã hội và kinh tế.
Thế nhưng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ập đến. Đây có thể coi là cơ hội đầu tiên và có thể sẽ là duy nhất để Việt Nam vươn lên. Chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới dĩ nhiên đem lại cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia, không riêng gì Việt Nam nhưng Việt Nam sẽ là nước có thể hưởng lợi lớn nhất bởi các lẽ sau:
- Quy mô và trình độ phát triển: quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều lần. Việt Nam có dân số bằng 1/15, lãnh thổ bằng 1/30 và nền kinh tế bằng 1/50 của Trung Quốc. Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của Việt Nam cũng đang bị coi là thấp hơn Trung Quốc 1-2 bậc. Vì thế, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan, Singapore… không coi Việt Nam là mối đe doạ, ngược lại, các doanh nghiệp của họ coi Việt Nam là “nơi trú ẩn” trong cuộc chiến này. Riêng Mỹ sẽ ưu tiên để Việt Nam thay thế phần nào nhu cầu hàng gia công giá rẻ, vốn đang là lợi thế của Trung Quốc trong cuộc chiến đối với họ;
- Việt Nam chưa bao giờ bị coi là những kẻ ăn cắp, học mót công nghệ hoặc làm hàng nhái để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chúng ta “ngoan ngoãn” chấp nhận để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, sử dụng vốn và công nghệ của họ, kết hợp với môi trường kinh doanh, lợi thế thương mại và sức lao động Việt Nam để đôi bên cùng có lợi. Làm cách này, phần thua thiệt có vẻ thuộc về Việt Nam vì làm mãi chẳng giàu lên được nhưng lại có cái lợi là phát triển bền vững, tạo công ăn việc làm ổn định và đặc biệt là uy tín thương hiệu quốc gia. Hàng “Made in Vietnam” được đánh giá cao hơn Trung Quốc vài bậc dù công nghệ và trình độ sản xuất của Việt Nam vẫn thấp hơn họ. Đơn giản bởi sản phẩm của chúng ta bán ra thế giới được lựa chọn kỹ càng, hoặc là hàng chuẩn chính hãng các doanh nghiệp FDI, hoặc là hàng thuần Việt thì đa số là tận dụng thế mạnh của Việt Nam. Xét ở khía cạnh này, Việt Nam ko bị đề phòng về kiểm soát công nghệ đồng thời đã tạo dựng được uy tín tương hiệu quốc gia ở mức tương đối, đủ cho bước tăng trưởng nhảy vọt;
- Bước phát triển tiếp theo của kinh tế thế giới phù hợp với tố chất và lợi thế của người Việt Nam: chúng ta nói nhiều đến cách mạng công nghệ 4.0, đến dòng dịch chuyển vốn và cơ hội kinh doanh quốc tế, đến kỷ nguyên kỹ thuật số và thế giới phẳng… Để phân tích thì rất mất thời gian nhưng tựu trung lại, chúng sẽ có những đặc điểm sau đây sẽ phát huy tố chất và lợi thế của Việt Nam:
- Công nghệ mới dễ dàng được nắm bắt và chuyển giao, miễn đáp ứng được điều kiện về việc phát huy hiệu quả và khả năng tiếp nhận;
- Các doanh nghiệp nắm bắt được công nghệ và/hoặc phát triển công nghệ mới có cơ hội phát triển thần tốc, vượt qua các doanh nghiệp có bề dầy trong khoảng thời gian ngày càng ngắn hơn;
- Cơ hội kinh doanh ngày càng giàn trải, start up là 1 xu thế mà ở đó, vốn không còn là điều kiện tiên quyết, là rào cản vì dòng vốn dịch chuyển rất nhanh, thuận lợi để đến với những nơi có thể sinh lời tốt hơn.
Đây là 3 đặc điểm đem đến nhiều lợi thế cho Việt Nam bởi tính nhanh nhạy, nắm bắt công nghệ và thời cơ của người Việt luôn được đánh giá cao. Ngược lại, rào cản của chúng ta là hạn chế về Vốn, công nghệ và trình độ quản lý đang được 4.0 và “thế giới phẳng” xoá nhoà.
Vốn ngoại đến với Việt Nam không chỉ là ODA và FDI, nguồn này dù rất quan trọng và đã tạo ra hiệu quả nhưng ngày nay, tỷ trọng ngày càng giảm xuống. Nguồn vốn gián tiếp thông qua thị trường tài chính mới là động lực trong tương lai của kinh tế Việt Nam. Chúng tồn tại dưới dạng mua bán cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vốn qua các quỹ đầu tư và tín dụng. Với các nguồn vốn này, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các start up sẽ nhanh chóng tăng quy mô và sản lượng, nếu thành công thì phần lớn lợi nhuận là của người Việt Nam chứ không thuộc về bên nước ngoài như với FDI.
Về công nghệ và trình độ quản lý, chúng ta thấy rất rõ rằng hàng loạt các ông chủ mới nổi người Việt, trong đó không ít người làm thuê cho các ông chủ nước ngoài sau hàng chục năm nay đã tách ra, khẳng định và làm giàu. Bên cạnh đó, tài năng Việt ở nhiều nơi trên thế giới đang được mời gọi trở về Việt Nam để tận dụng môi trường thuận lợi để cống hiến và phát triển.
Hơn lúc nào hết, cơ hội tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam được đánh giá cao và thực sự hấp dẫn cho các nguồn vốn, công nghệ từ nhiều nơi chảy về. Từ Chính phủ, các địa phương đến các doanh nghiệp, từng người dân đang tỏ ra năng động và nắm bắt tốt thời cơ. Không phải tự nhiên mà các tổ chức quốc tế liên chính phủ lẫn các ngân hàng, tổ chức tài chính hàng đầu đều đánh giá triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam là rất sáng sủa và có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới trong vài thập niên tới đây. Nếu tận dụng tốt, đồng thời đúc rút được kinh nghiệm thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thì chỉ trong vòng 1 thế hệ (25 năm), Việt Nam hoàn toàn có thể thoát “bẫy thu nhập trung bình” để gia nhập nhóm những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Đó cũng sẽ trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày Quốc khánh Việt Nam.
Mỹ chưa bao giờ nghĩ Nhật sẽ làm được, Nhật chưa bao giờ nghĩ Hàn sẽ làm được, và còn rất nhiều nước chưa bao giờ nghĩ Việt Nam sẽ làm được. Nhưng hãy chờ xem, Việt Nam luôn đem đến cho thế giới những bất ngờ lớn và những điều thần kỳ.
Nguồn: Gió Lào Miền Trung