Những hướng dẫn toàn diện về tài chính sau đây có lẽ ai cũng cần biết tới:
- Đừng rơi vào bẫy nợ: Đừng vay vợ để mua một chiếc điện thoại mới hoặc để đi đâu đó chơi. Chỉ vay cho 2 mục đích: Học tập & Sức khỏe cá nhân.
- Hãy hiểu về tài sản và nghĩa vụ tài chính (tiêu sản): Ví dụ như một chiếc oto, nó là một tiêu sản vì tốn tiền phí dịch vụ, phí xăng xe, bảo trì.
- Hãy lên kế hoạch tài chính: Hãy cho bản thân biết khi nào cần mua xe, khi nào cần xây nhà hay khi nào cần đi chơi. Hãy lên những kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Khoản dự phòng khẩn cấp là cực kỳ cần thiết: Số tiền này bằng 6 tháng lương và cần giữ 1 chỗ không tiêu đến trừ trường hợp khẩn cấp liên quan tới sức khỏe cá nhân.
- Bảo hiểm cá nhân không phải là một khoản đầu tư: Tuy việc đóng bảo hiểm cá nhân là cần thiết, nhưng nó không phải là để đầu tư mà là để dự phòng rủi ro. Hãy cân nhắc số tiền khi đóng bảo hiểm cá nhân.
- Bảo hiểm y tế là cực kỳ cần thiết: Với việc chi phí ý tế, chăm sóc sức khỏe đang càng ngày càng tăng, thì việc đóng bảo hiểm y tế cho bạn và gia đình là không thể thiếu. Khi có biến cố liên quan tới sức khỏe, bảo hiểm ý tế sẽ tiết kiệm cho bạn rất rất nhiều chi phí.
- Thẻ tín dụng là một lợi ích nếu bạn trả đúng hạn: Nếu bạn ghi nớ nguyên tắc 1 và luôn luôn trả tiền đúng hạn để không bị nợ, thẻ tín dụng sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích khi chi tiêu, đó là tiền cashback, đó là khuyến mại tăng thêm, các khoản giảm giá, trả góp ưu đãi… Tất nhiên hãy tuyệt đối nhớ vế sau đó là hãy trả đúng hạn.
- Không phải số tiền bạn kiếm được mà là số tiền bạn tiết kiệm được: Rất rõ ràng về điều này, bạn kiếm 100tr/tháng mà tiêu hết 90 triệu cũng không bằng người kiếm được 15 triệu 1 tháng mà chi tiêu hết 5 triệu. Tuy số tiền tiết kiệm có vẻ là bằng nhau, nhưng càng về sau thì thói quen tiết kiệm sẽ làm bạn gia tăng tài sản một cách đáng kể. Hãy tiết kiệm và đầu tư một cách thông minh.
- Hãy hiểu rõ sức mạnh của lãi kép: Bạn sẽ không thể hình dung được số tiền tiết kiệm sẽ tăng nhanh như thế nào với lãi kép. Hãy chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu của mình ngay từ khi nhận được đồng tiền lương đầu tiên của mình. Hãy dành một chút thời gian để đọc thêm về lãi kép, bạn sẽ muốn tiết kiệm tiền ngay hôm nay.
- Hãy biến việc tiết kiệm trở thành thói quen: Hãy phát triển thói quen tiết kiệm cho bạn và con cái bạn ngay từ khi còn nhỏ. Dù kiếm hay được cho 1 chút tiền thì hãy luôn cố gắng bỏ ra 1 khoản tiết kiệm, hãy nuôi dưỡng thói quen này thì bạn mới có thể dễ dàng trở nên tự do tài chính. Tiết kiệm nhỏ hôm nay sẽ để lại một lợi nhuận khổng lồ vào ngày mai.
- Hãy học những điều cơ bản về tài chính: Bao gồm đọc báo cáo cân đối tài chính và báo cáo lãi lỗ. Kiến thức nền tảng này sẽ giúp bạn đầu tư thành công.
- Đừng phụ thuộc vào bất cứ ai khi đầu tư: số tiền bạn vất vả kiếm được và đầu tư vào đâu thì bạn phải là người hiểu rõ nhất. Sẽ có rất nhiều lời mời gọi, lời khuyên đầu tư nhưng điều cốt yếu là bạn phải hiểu đầu tư vào cái gì, đó có thể là bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, các quỹ đầu tư… nhưng sẽ chỉ phù hợp khi bạn đã học về kiến thức tài chính căn bản và có thể đưa ra các lựa chọn về đầu tư.
- Đầu tư không phải là một môn khoa học quá khó: Bạn có thể không có kiến thức hay nền tảng về tài chính & đầu tư ư? Hoàn toàn có thể dễ dàng để học và hiểu được trước khi mang tiền của mình đi đầu tư.
- Hãy chú ý tới các chi phí liên quan khi đầu tư tài chính: Đó có thể là phí môi giới, phí quản lý… Những chi phí này có thể làm bạn đánh giá sai lệch tỉ lệ lợi nhuận của những khoản đầu tư của bạn, tuy chúng khá nhỏ nhưng về lâu về dài sẽ là những con số khổng lồ mà bạn có thể tiết kiệm được.
- Đừng nóng vội và hãy thật bình tĩnh: Bạn sẽ luôn kỳ vọng số tiền của mình sẽ nhân đôi trong 6 tháng hoặc một năm? Hãy bỏ ý định đó đi, hãy tránh xa việc giao dịch chứng khoán trong ngày, những quỹ tương lai rủi ro cao. Hãy kiên nhẫn và đợi chờ những khoản đầu tư trong dài hạn.
- Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều với Mã giảm giá: Hãy cố gắng luôn kiểm tra mã giảm giá trước khi mua sắm. Đó có thể là vé máy bay, tàu xe, mua sắm đồ gia dụng, ăn uống cửa hàng…
- Khi đã đầu tư, sẽ không có công thức chung: Tiêu chí đầu tư của bố bạn và bạn là hoàn toàn khác nhau. Đừng đầu tư vào cổ phiếu hay quỹ mở chỉ vì bạn bè của bạn nhảy vào đó. Tất cả chúng ta đều có những sự khác nhau về hồ sơ tài chính, mục tiêu tài chính, cách thức đầu tư.
- Hãy ghi lại các khoản chi tiêu: Nhiều người nói rằng họ không biết tiền đã đi đâu, nếu bạn muốn quản lý tài chính tốt. Hãy cố gắng ghi lại tất cả các khoản chi tiêu, hay chí ít là những khoản chi tiêu ở mức vừa. Đó có thể là các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại, hay là một file excel hoặc 1 bảng Google Docs… Hãy thực hành thói quen này mỗi ngày, bạn sẽ rèn luyện được thói quen rất tốt cho hồ sơ tài chính của bạn.
- Đầu tư tốt nhất chính là đầu tư cho bản thân: Hãy chắc chắn rằng việc đầu tư vào bản thân là việc bạn cần làm đầu tiên và quan trọng nhất. Hãy đọc sách để có thêm kiến thức, ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao, sống năng động, gia tăng kiến thức và giá trị của bản thân.
- Có sự khác nhau giữa “tiết kiệm” và “rẻ tiền”.
- Lạm phát sẽ làm giảm giá trị tiền của bạn: Hãy luôn cập nhật tỉ lệ lạm phát song song với lãi suất ngân hàng để đảm bảo rằng số tiền tiết kiệm của bạn sẽ không bị giảm giá trị do làm phát. Chỉ số kinh tế vĩ mô này rất quan trọng trong hiệu quả của mọi hoạt động đầu tư.
- Hãy tránh sự lạm phát trong lối sống của bạn: Chuyển căn hộ đang thuê tới một nơi đắt đỏ hơn, mua một chiếc xe với chi phí đắt hơn, sử dụng những dịch vụ đắt hơn… tất cả những điều này là lạm phát trong lối sống. Hãy hạn chế tối đa có thể để đảm bảo cho sự cân bằng tài chính của bạn.
- Không phải đích đến mà là hành trình: Bạn không thể tiêu hết hoặc giữ lại hết tất cả số tiền. Điều quan trọng là cân bằng giữa tiết kiệm và chi tiêu.
Nguồn: Quora